Gà bị yếu chân thường gặp ở những chiến kê gà chọi. Với dáng đi không vững nên khó có thể tham gia các trận chiến mà đánh đấm được. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và anh em sư kê cần xử lý sớm để tránh mất đi một chú gà tài. Dưới đây là những thông tin liên quan khi gà chọi bị yếu chân.
Gà bị yếu chân là bệnh gì?
Khi gà gặp tình trạng đi đứng không vững, khập khiễng sẽ được xếp vào tình trạng gà yếu chân. Đây là khi bệnh còn nhẹ nên chúng vẫn đi lại được. Với trường hợp bệnh nặng có thể bị liệt chân, nằm đâu nằm đấy và xác định là khó có thể chữa khỏi được. Một số chiến kê đá không có lực do chưa tập luyện kỹ càng hoặc mới ốm dậy cũng được xếp vào tình trạng gà chọi bị yếu chân.

Nguyên nhân gà chọi bị yếu chân là gì?
Như đã nói ở trên thì tình trạng này có thể do bệnh lý hoặc cũng có thể do cơ thể mới ốm dậy chưa thật sự sung sức. Dù là nguyên nhân nào thì cũng cần xử lý nhanh nhất có thể.
Gà bị đau chân
Do đi đánh nhau hoặc tập luyện hoặc chạy nhảy trên các bề mặt cứng. Dẫn tới bị đau chân, đau củ bàn dần dần bị chai sạn hoặc đậu, thối gà. Đây là tình trạng thường gặp của những chiến kê không được chăm sóc hoặc nuôi nhốt trên nền chuồng cứng như gạch, xi măng.
Gà mới ốm dậy
Mới ốm dậy nên toàn cơ thể vẫn còn đang trong quá trình phục hồi. Không chỉ chân yếu mà cánh yếu, mắt yếu, cổ yếu. Sức ăn của chúng vẫn còn rất hạn chế và có cho ăn ngon cũng không ăn và hấp thụ được.

Gà chưa tập luyện
Với những trường hợp gà tơ chưa vần vò gì lực còn yếu thì cũng xếp vào dạng yếu chân nhé. CHúng cần trải qua quá trình vần hơi, vần đòn để tăng thêm sức mạnh cho những cú đá. Khi đã tập luyện đầy đủ thì việc gà bị yếu chân sẽ không còn nữa.
Gà bị trúng gió
Khi thấy gà bị liệt thì cha ông ta thường nghĩ rằng chúng bị trúng gió. Thậm chí ở người gặp cơn gió độc có thể mất mạng, méo mồm, liệt chân. Tuy nhiên ở người do nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch máu mới bị như vậy. Còn ở gà thì chúng đã gặp phải những trường hợp như bệnh gà rù, newcastle… nên khả năng bị liệt và bỏ mạng cực nhanh.

Cách chữa gà chọi yếu chân như thế nào?
Bên trên là các lý do còn bên dưới là cách chữa. Với từng nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau. Anh em sư kê hãy cứ tuân thủ theo những hướng dẫn này để có thêm kinh nghiệm chữa trị cho bản thân mình.
Chữa gà bị trúng gió yếu chân, liệt chân
Tình trạng này khi bệnh đã diễn biến nặng nên gần như khó có thể chữa. Việc duy nhất chúng ta có thể làm là nhanh chóng cách ly chúng ra khu vực mới để đảm bảo không lây cho những con khác. Với bệnh gà rù, newcastle… tỉ lệ tử vong lên tới 90% và lây lan rất nhanh. Nếu chúng đã được tiêm vắc xin từ nhỏ thì tỉ lệ khỏi cao hơn.
Chi tiết xem cách chữa gà chọi bị liệt chân tại đây nhé.
Gà đá về đi tập tễnh
Rất dễ hiểu chúng đã bị đau chân hoặc bị sưng lậu đế. Việc của chúng ta là kiểm tra xem chúng có bị gãy hoặc bị vết thương nào bên dưới chân hay không? Nếu không có hãy cứ sử dụng thuốc bóp, gừng… bóp liên tục sáng tối để tan máu bầm, lưu thông khí huyết. Ngoài ra nếu chúng bị đau, xước hoặc vết thương hở ở dưới bàn chân, cúm chân thì chú ý làm sạch chuồng trại với cát mới để tránh nhiễm trùng. Sau đó sử dụng cồn, oxy già để rửa và băng bó cẩn thận lai. Thực hiện như vậy cho tới khi chúng lên da non nhé.

Gà tơ yếu chân
Với những chú gà tơ thì việc tập luyện để tăng sức mạnh của chân là điều cần thiết. Dưới đây là các bài tập giúp hết tình trạng yếu chân ở gà chọi nhanh chóng.
- Đeo tạ vào 2 chân và cho chúng đeo gần như 24/24. Có như vậy khi bỏ tạ chúng mới cảm nhận được sự nhanh nhẹn của đôi bàn chân. Anh em tìm mua tạ gà mà đeo nhé.
- Vàn hơi, vần đòn là cách giúp gà khỏe phát huy đòn lối và sức chịu đòn. Nắm rõ lịch vần hơi, vần đòn gà chọi để đưa ra phương án xử lý ổn nhất.
- Gà chạy lồng sử dụng những lồng chuyên dụng để chạy giúp tăng sức bền, tránh bị trống hơi.
- Gà giả tập luyện cho gà, đấm đá thoải mái mà không bị sao cả.
Gà bị yếu chân do mới ốm dậy
Với gà mới ốm dậy thì chúng chưa thực sự khỏe mạnh. Các bộ phận chưa trở lại với chính mình. Vì thế thường đi lại không vững, chậm chạp. Trường hợp này cần nhanh chóng bổ xung thêm dinh dưỡng cho gà nhanh nhất. Tuy nhiên cũng cần chú ý tới lượng thức ăn của gà bởi thời điểm này có cho ăn ngon chúng cũng khó hấp thụ được. Dưới đây là những gợi ý từ Ae888 nhé!
- Cho gà uống pharmaton tăng cường sức khỏe, giúp gà tăng đề kháng, háu ăn hơn.
- Cho gà uống mật ong giúp nhanh chóng bổ xung dinh dưỡng ngay cho gà. Nhất là mật ong ngâm tỏi, ngâm tam thất hoặc ngâm sâm.
- Ngoài ra với gà bị yếu chân thì có thể cho ăn trứng vịt lộn, cút lộn cũng rất đủ chất.

Phòng bệnh gà bị yếu chân như thế nào?
Không gì hiệu quả hơn bằng việc phòng tránh. Chúng sẽ giúp chiến kê đầy đủ sức mạnh để vượt qua được những bệnh tật cơ bản nhất.
Tiêm phòng vắc xin
Nhất là các loại vắc xin trị bệnh gà rù, newcastle. Đây là bệnh lây lan nhanh và tỉ lệ tử vong cao. Vì thế hãy chú ý các giai đoạn tiêm vắc xin cho gà để bổ xung đề kháng và sức khỏe cho gà. Quan trọng nhất giai đoạn từ 1 ngày tuổi cho tới 2 tháng tuổi. Có như vậy gà mới hạn chế các bệnh thông thường tử vong cao.
Cho ăn uống đầy đủ
Thức ăn đồ uống đây đủ với các nhóm thức ăn thường, thức ăn tươi, chất tay và rau củ quả. Đáp ứng được những yếu tố này thì gà khỏe mạnh hơn rất nhiều. Thi thoảng bổ xung thêm thuốc bổ, vitamin B1 cho gà hoặc pharmaton cho gà nhé.

Nuôi nhốt thoáng gió, ấm áp
Nhằm hạn chế gà bị trúng gió yếu chân mà dân gian hay gọi té gió thì nên chú ý tới nhiệt độ. Đảm bảo độ thông thoáng nhưng nhiệt độ cần ổn định chứ không phải lúc nóng, lúc lạnh. Tới người gặp lúc nóng, lúc lạnh còn ốm lên ốm xuống huống chi gà. Vào trời mùa đông hãy bổ xung thêm đèn sưởi ấm cho gà nhé.
Tập luyện đầy đủ nghỉ ngơi thư giãn
Văn ôn võ luyện đặc biệt quan trọng với gà chọi, gà đòn. Càng luyện tập nhiều càng khỏe càng chất lượng. Chú ý các bài tập cũng như nghỉ ngơi thư giãn giúp gà khỏe hơn. Vần hơi, vần đòn, chạy lồng, tập tạ là những bài tập mà các sư kê cần chú ý.
Với chia sẻ của Ae888 Official hy vọng các sư kê đã biết gà bị yếu chân chữa thế nào. Nguyên nhân gà chọi bị yếu chan do trúng gió hoặc té gió. Cần thêm trợ giúp hãy liên hệ với tổ tư vấn của chúng tôi.