Skip to content

Gà Bị Nấm Họng Khò Khè Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi?

Gà bị nấm họng có thể khiến cho gà kén ăn, ăn yếu dần dẫn tới gầy gò. Khi bị bệnh nặng có thể nấm toàn bộ khu vực đường tiêu hóa và các nội tạng bên trong. Khi đó thì việc chữa trị sẽ khó khăn hơn và khó có thể sống xót được. Vì thế việc phát hiện bệnh nấm họng ở gà sớm là cực kỳ quan trọng. Vừa dễ chữa lại vừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các chiến kê.

Gà bị nấm họng là bệnh gì?

Nấm họng là tình trạng gà bị các loại men Candida albicans gây ra. Chúng tạo nên các nốt trên khu vực vòm họng của gà. Những nốt này mới đầu sẽ là màu trắng và sau đó chuyển dần thành màu vàng. Dần dần chúng lan xuống đường ốc tiêu hóa, mề, dạ dày và ảnh hưởng lớn tới quá trình ăn uống và hấp thụ thức ăn ở gà.

Gà bị nấm họng xuất hiện trong miệng gà.
Gà bị nấm họng xuất hiện trong miệng gà.

Về lâu về dài chúng sẽ ảnh hưởng tới cơ thể gà mặc dù được chữa khỏi đi chăng nữa. Vì thế khi thấy triệu chứng cần nhanh chóng xử lý để đảm bảo rằng gà có thể khỏi nhanh nhất và không ảnh hưởng quá lớn tới cơ thể gà.

Nguyên nhân gà bị nấm họng nấm diều

Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có lẽ phổ biến nhất là sức đề kháng của gà yếu đi và là cơ hội để những loại nấm này phát triển hơn. Dưới đây là những nguyên nhân để anh em sư kê nuôi gà nên tránh nhé.

Nguyên nhân gà bị nấm diều nấm họng.
Nguyên nhân gà bị nấm diều nấm họng.

Gà bị bỏ đói quá lâu

Loại nấm này tồn tại ở trong mề gà và chúng chỉ đợi cơ hội để gây bệnh cho gà. Khi gà không được ăn uống quá lâu dẫn tới tình trạng diều trống rỗng. Đây là môi trường tốt để nấm họng trên gà có thể phát triển.

Điều kiện môi trường ăn uống thức ăn

Những phần thức ăn, máng uống, máng ăn bị nhiễm nấm thì hoàn toàn có thể khiến cho gà bị bệnh. Chúng trực tiếp tác động lên niêm mạc miệng của gà và dần dần lan rộng xuống bên dưới. Những mầm bệnh này xuất hiện khắp mọi nơi và đây là nơi lý tưởng để chúng có thể tiếp xúc với gà và gây bệnh.

Thiếu dinh dưỡng, stress

Việc thiếu dinh dưỡng và stress sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể gà bị ảnh hưởng. Chúng sẽ khiến hệ miễn dịch giảm đi và lớp phòng tránh của cơ thể gà từ đó mà cũng giảm theo. Tạo điều kiện để gà bị nấm họng hoặc những bệnh khác nữa. Con người cũng như vậy khi hệ miễn dịch giảm do bệnh AIDS thì sẽ là một loạt các bệnh nền khác như lao phổi đi kèm.

Gà thiếu dinh dưỡng stress cũng gây ra tình trạng nấm họng nấm diều.
Gà thiếu dinh dưỡng stress cũng gây ra tình trạng nấm họng nấm diều.

Do thuốc kháng sinh

Quá lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn tới trong diều và dạ dày gà có sẵn nấm này và phát triển lên. Từ đó chúng ngược lên khu vực ống tiêu hóa, khoang miệng và tạo nên các nốt trắng, vàng gây khó khăn trong việc tiêu hóa ở gà. Dần dần khiến gà chán ăn, bỏ ăn gầy gò và ốm yếu.

Biểu hiện của gà bị nấm họng

Bệnh này cần phát hiện sớm để có thể chữa trị nhanh và không hại gà. Càng để lâu chúng càng thâm nhập vào bên trong và khó chữa trị hơn. Vì thế sư kê cần chú ý hết sức tới triệu chứng gà bị nấm họng này nhé.

Gà có hơi thở mùi hôi

Nếu để ý khi có tình trạng về tiêu hóa thì chúng có thể sẽ có mùi hôi ở miệng. Có thể test thử điều này khi ngửi chúng thở ra. Có thể do nấm họng hoặc các bệnh về tiêu hóa nhé.

Gà bỏ ăn, kém ăn

Triệu chứng khi thấy gà kén ăn bỏ ăn hoàn toàn có thể do nấm họng. Chúng làm giảm cảm giác ăn uống của gà và khiến chúng khó chịu khi nuốt thức ăn. Đây là điều dễ hiểu khi con người bị đau họng thì nuốt cũng thấy đau ai mà hứng ăn nữa. Nhưng để tới lúc này có thể bệnh đã phát triển được 1 thời gian rồi.

Gà nhợt nhạt kém ăn cũng có thể do bị nấm họng.
Gà nhợt nhạt kém ăn cũng có thể do bị nấm họng.

Gà có nấm ở vòm miệng

Vạch mồm gà ra chúng ta có thể thấy gà có nấm trắng hoặc vàng ở vòm miệng. Xuất hiện càng nhiều thì chứng tỏ bệnh càng nặng. Vì thế mà sư kê cần kiểm tra hàng ngày để đảm bảo không có những bệnh trên gà và phát hiện sớm nhất.

Gà hay vảy mỏ ngứa ngáy miệng

Khi bị nấm họng thì bên trong cổ họng xuất hiện các vết ngứa cũng như nổi nốt. Chúng tạo nên sự khó chịu cho gà nên thường sẽ vảy mỏ, lấy chân gãi gãi. Nếu thấy triệu chứng này kết hợp với bỏ ăn, kén ăn thì đích thị là bị nấm họng rồi đó.

Gà bị nấm họng hay vảy cổ, vảy mỏ.
Gà bị nấm họng hay vảy cổ, vảy mỏ.

Cách chữa gà bị nấm họng khò khè như thế nào?

Vì bệnh này tới khi phát hiện có thể đã quá chậm nên chúng ta cần phải kiểm tra kỹ càng thường xuyên để phát hiện bệnh nhanh nhất. Nếu để chậm hoàn toàn có thể ảnh hưởng rất nhiều tới gà.

Vệ sinh vòm miệng gà

Đầu tiên đó chính là vệ sinh vòm miệng để tránh bệnh lây lan nhiều hơn. Có thể sử dụng nước muối sinh lý cũng như các loại thuốc sát trùng, dơ miệng của trẻ em để xử lý. Chúng ta cần có sự giúp đỡ của 1 người vạch miệng gà, 1 người dùng bông chấm vào các vị trí trên. Cứ thực hiện rửa sạch sẽ nhẹ nhàng cho gà nhé.

Dùng bông vệ sinh các vết nấm họng trên mồm gà.
Dùng bông vệ sinh các vết nấm họng trên mồm gà.

Xử lý các vết nấm trên niêm mạc

Khi đã rửa sạch thì việc tiếp theo chính là bôi các loại hóa chất đặc biệt giúp việc tiêu diệt nấm họng. Có thể sử dụng xanh metylen là loại thuốc chuyên dụng để xử lý các loại nấm, đậu. Cũng dùng que bông ngoáy tai thấm vào các vết này trong miệng gà. Cứ như vậy ngày nào cũng áp dụng cách trên và kết hợp với các loại thuốc khác.

Dùng thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh sẽ ức chế phát triển của bào tử nấm và khiến chúng hạn chế lây lan hơn. Dưới đây là list các loại thuốc có thể sử dụng:

  • Vitamin A, B, C, D-E cung cấp thêm cho gà.
  • Chất điện giải, Bcomplex giúp gà tăng sức khỏe, sức đề kháng.
  • Dùng thuốc đặc trị bệnh nấm như bio fungicide oral hoặc Bio-neo.nysta pha thêm sulphat đồng 0,25% vào nước uống sẽ rất tốt.
Thuốc trị gà bị nấm họng ưu việt.
Thuốc trị gà bị nấm họng ưu việt.

Dọn dẹp chuồng trại, máng ăn uống

Chuồng trại cần được làm sạch thường xuyên để tránh các mầm bệnh nguy hiểm. Đi kèm với đó là thay các loại máng ăn, máng uống đã nhiễm loại vi khuẩn gây nấm họng này. Kết hợp với chế độ dùng thuốc bên trên chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt nhất.

Cách phòng gà bị nấm họng như thế nào?

Quan trọng nhất vẫn là vấn đề vệ sinh chuồng trại ăn uống máng ăn máng uống sạch sẽ. Tránh để đọng lại thức ăn, nước uống qua ngày. Không chỉ tránh được bệnh nấm họng mà còn nhiều bệnh khác nữa. Khi đã bị nhiễm bệnh cần phun sát trùng bằng dung dịch đồng sun phát vào máng ăn máng uống để tránh bệnh lây lan.

Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho gà để tăng thêm sức đề kháng. Chúng cũng giúp gà phát triển tốt hơn và sức khỏe ổn định. Nhất là các chiến kê thì luôn cần điều này bổ xung thêm các loại thuốc bổ chuyên dụng như bcomplex, pharmaton…

Phun khử khuẩn bằng đồng sun phát, rắc vôi bột và vệ sinh thường xuyên khu vực nuôi nhốt.
Phun khử khuẩn bằng đồng sun phát, rắc vôi bột và vệ sinh thường xuyên khu vực nuôi nhốt.

Hạn chế để gà stress khi quá nắng nóng, quá lạnh hoặc quá ồn ào. Có như vậy mới giúp gà phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần. Càng những chiến kê sắp sửa tham gia các trận chiến thì càng nên ổn định tâm lý hơn.

Khi kết thúc 1 lứa nuôi nên dọn dẹp kỹ càng chuồng trại, rắc vôi bột và phun đồng sun phát. Để như vậy khoảng từ 5-7 ngày để tiêu diệt tối đa các mầm bệnh còn trong đất, phân và các tế bào chết từ gà nhé.

Với chia sẻ của AE888.BIZ hy vọng rằng anh em sư kê đã biết cách trị gà bị nấm họng như thế nào? Nếu vẫn chưa thể chữa được hoặc cần giải đáp thêm thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

Leave a Reply