Cách Trị Gà Bị Ké Chậu Như Thế Nào Hiệu Quả Không Bị Lại?

Gà bị ké chậu gần như không thể đi đứng bình thường. Trường hợp nặng có thể chỉ đi bằng 1 chân và cà nhắc. Khi đó chắc chắn chúng ta sẽ mất đi 1 chiến kê đại tài mất rồi khi không còn đá được nữa. Với gà thường thì ké chậu chả vấn đề gì cả tuy nhiên nếu là gà chiến kê khủng thì ké chậu coi như là hỏng rồi. Vậy phòng bệnh này như thế nào và cách chữa gà bị ké chậu làm sao cho hiệu quả nhất?

Gà bị ké chậu là bệnh gì?

Gà bị ké chậu là tình trạng phần bên dưới bàn chân gà sưng lên dẫn tới việc chúng đi khó khăn và bị đau. Đây chính là bệnh viêm bàn chân xuất hiện trên gia cầm, gà vịt có tên gọi là bumblefoot . Vết thương sưng này cứ thế lớn và tiếp tục khiến gà không thể đi lại bình thường. Khi bị nặng gần như chỉ có thể đi bằng một chân mà thôi. Ngoài cái tên ké chậu thì chúng còn được biết tới với các tên khác như kén chân, đậu gà, sưng củ bàn, lậu đế….

Tình trạng gà bị ké chậu như hình minh họa.
Tình trạng gà bị ké chậu như hình minh họa.

Nguyên nhân gà bị ké chậu

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn tới tình trạng ké chậu chính là bị viêm bàn chân. Những vết thương sau khi bị viêm do vi khuẩn staphylococcus gây ra. Chúng tạo nên hiện tượng sưng tấy ở phần bàn chân gà. Sau đó sảy ra tình trạng bị áp xe ảnh hưởng tới cả phần thịt cơ mềm lẫn xương khớp của gà. Càng về lâu về dài chúng có thể sinh ra đậu gà, lậu đế….

Những vết thương thường thấy khi bị ké chậu như bị đau, xước do dẵm vào các vật sắc nhọn. Không được rửa và sát trùng thì tình trạng ké chậu là hoàn toàn có thể sảy ra.

Bệnh gà bị ké chậu có nguy hiểm?

Chúng là bệnh viêm bàn chân và ảnh hưởng tới phần mềm của gà. Dần dần không xử lý sẽ ảnh hưởng tới cả phần xương khớp khiến gà khó có thể di chuyển được. Với gà thịt thì giảm đi vẻ đẹp và phẩm chất thịt của gà. Còn nếu với gà chiến gần như không đá đấm gì được nữa. Mà đã không đá đấm thì sự nghiệp chinh chiến gần như khép lại. Ngay cả việc đi lại, đạp mái cũng hết sức khó khăn nên cũng tính là phế.

Bệnh gà bị ké chậu có nguy hiểm không?
Bệnh gà bị ké chậu có nguy hiểm không?

Cách chữa gà bị ké chậu như thế nào?

Phương án duy nhất chính là mổ ké chậu kết hợp với sử dụng thuốc, kháng sinh và tiêu viêm để giúp chúng trở lại bình thường. Các bước mổ ké chậu bao gồm:

Dụng cụ chuẩn bị

  • Betadine
  • Khăn lau sạch
  • Găng tay cao su.
  • Băng chuyên dụng.
  • Dao mổ, dao lam
  • Khăn thấm
  • Vetericyn VF hay mỡ kháng sinh & gạc (có thể lấy thêm muối epsom).

Sát trùng vết thương

Chúng ta tiến hành rửa sạch và sát trùng phân chân của gà một cách tốt nhất. Tránh việc những vi khuẩn này có thể tấn công vào và gây viêm nhiễm.

Đi kèm với đó là sát trùng dao, kéo, nhíp để xử lý các phần viêm nhiễm bên trong.

CHúng ta nên tốt nhất nên treo gà lên hoặc để chúng thõng chân xuống dưới. Đi kèm với đó là bịt mắt lại tránh làm chúng bị hoảng gây khó khăn trong quá trình mổ ké chậu.

Xác định vị trí mổ

Ké chậu thường bao gồm một ổ hình tròn và bên trong là hệ thống các tế bào chết, viêm nhiễm dạng bột đậu. Chúng ta cần xác định chúng và dùng dao sắc nhọn để mổ xung quanh nhằm lấy toàn bộ ổ viêm nhiễm này ra.

Bên trong chắc chắn còn hệ thống nhân nên chúng ta phải lấy hết để giúp vết thương nhanh khỏi hơn. Kiểm tra thật kỹ bởi chúng lúc này chỉ còn là những tế bào chết chiếm khu vực này. Nếu để lại thì tình trạng viêm nhiễm chắc chắn sẽ tiếp tục.

Hoàn tất băng bó

Khi đã lấy sạch toàn bộ các tế bào chết, viêm nhiễm bên trong thì chúng ta sát trùng lại 1 lần nữa bằng Betadine. Rửa sạch sau đó sử dụng Vetericyn VF để xử lý vết thương hở. Kết hợp với đó dùng bông băng sạch băng chúng lại và rửa lại hằng ngày 1 lần. Tiếp tục băng cho tới được thời gian 1 tuần thì kiểm tra vết thương và gỡ bỏ băng gạc.

Băng bó vết thương sau khi mổ ké chậu ở gà.
Băng bó vết thương sau khi mổ ké chậu ở gà.

Thuốc thang sau khi mổ

Tùy theo từng vết thương như thế nào mà xử lý cụ thể. Nếu làm tốt thì gần như không phải thuốc thang gì mà thay vào đó chỉ cần thay băng gạc như bình thường. Ngược lại nếu bi nhiễm trùng cần rửa sạch kỹ hơn kết hợp với dùng kháng sinh, chống viêm, chống sưng phù nề.

Về thuốc kháng sinh thú y anh em liên hệ các đơn vị bán nhé. Còn thuốc chống sưng phù nề có thể sử dụng của người cũng được loại alpha choay là khá hiệu quả.

Chăm sóc gà sau khi mổ ké chậu

Việc chăm sóc hồi phục cũng khá quan trọng. Khi đã đụng dao kéo vào chân thì gần như chúng sẽ không thể đi lại bình thường. Kết hợp với quá trình ăn uống chăm sóc sẽ giúp chiến kê nhanh hồi phục.

  • Nên treo gà 1 ngày đầu tiên để các vết thương được ổn định. Hoặc nếu vết mổ to thì có thể treo lên 2 ngày.
  • Chuyển gà tới 1 khu vực mới sạch sẽ êm ái hơn để không ảnh hưởng tới vết mổ ké.
  • Rửa và thay băng đều đặn tránh việc nhiễm trùng.
  • Bổ xung thêm các loại thức ăn giàu năng lượng dễ tiêu hóa như mật ong, pharmaton, cơm trắng, thóc mầm.
  • Bổ xung thêm vitamin B1, Bcomplex, chất điện giải, nước uống.

Cách trị gà bị ké chậu theo cách dân gian

Theo dân gian hoặc kinh nghiệm của nhiều anh em truyền lại thì sử dụng vôi. Nếu chúng ta để ý khi con người bị mụn cóc mụn bọc sẽ dùng vôi để xử lý chúng. Vôi sẽ ăn mòn các mụn cóc này khiến chúng biến mất. Chỉ cần khiến cho vết thương hở ra và bôi vôi vào thì tình trạng này sẽ được loại bỏ sau khoảng 1 tuần. Có thể mới đầu các vết thương có sưng lên tấy lên tuy nhiên dần dần chúng sẽ hết và tình trạng viêm nhiễm được loại bỏ. Cái này anh em có thể tự áp dụng kinh nghiệm để xử lý sao cho phù hợp nhất.

Cách trị gà bị ké chậu theo dân gian như thế nào?
Cách trị gà bị ké chậu theo dân gian như thế nào?

Cách phòng chống gà bị kén chân ké chậu như thế nào?

Cuối cùng xong bài là tới phần phòng chống hiệu quả. Bệnh này do viêm nhiễm của các vết thương hở nên cần tránh tối đa yếu tố này.

Sàn chuồng nên mềm sạch

Sử dụng cát hoặc trấu làm nền chuồng là tốt nhất hoặc có thể có cỏ cũng được. Không nên nuôi gà trên sân gạch, xi măng nơi có nhiều các rằm nhỏ nguy hiểm. Nếu nuôi gà trên nền cứng hoặc chuồng lưới nên bổ xung thêm cát với trấu.

Lựa chọn nền chuồng gà mềm để tránh gà bị ké chậu.
Lựa chọn nền chuồng gà mềm để tránh gà bị ké chậu.

Chuồng cần sạch sẽ và rửa sạch phân thường xuyên. Có như vậy mới hạn chế được gà bị ké chậu, nhiễm trùng khi có vết thương sảy ra. Đi kèm với đó là những bệnh khác nữa.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Cuối cùng chính là chế độ dinh dưỡng cần phải luôn đầy đủ. Có như vậy thì gà mới khỏe mạnh mà hoạt động hiệu quả. Nhất là các chiến kê tham gia các trận chiến khắc nghiệt kéo dài trong nhiều hồ. Chế độ thức ăn của chúng cần khác biệt so với gà nuôi lấy thịt. Cần bổ xung thêm nhiều mồi, chất tươi cũng như những vitamin, khoáng chất khác. Đặc biệt thịt bò, rắn, rết, ếch, nhái, sò, cá hồi là không thể thiếu được.

Với những chia sẻ của Ae888.BIZ hy vọng rằng khách hàng đã biết cách trị gà bị ké chậu hiệu quả. Nếu cần thêm hướng dẫn đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp tốt nhất nhé.

Leave a Reply