Skip to content

Cách Chữa Gà Bỏ Ăn Hiệu Quả Trong Vài Ngày

Gà bỏ ăn chắc chắn phải có nguyên nhân của nó. Nhẹ thì chỉ bị chán ăn trong thời gian ngắn hoặc thay đổi thời tiết. Nặng hơn có thể tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm mà nếu không chữa nhanh hoàn toàn có thể gây tử vong cho gà. Dù là gà chọi hay gà nuôi lấy thịt thì đều cần chú ý tới vấn đề này. Nhất là gà nuôi số lượng lớn cần phải theo dõi thường xuyên để tránh dịch bệnh lây nhanh.

Nguyên nhân gà bỏ ăn?

Nắm rõ nguyên nhân gà chọi không ăn sẽ giúp gà xử lý dễ dàng hơn rất nhiều. Càng chữa trị sớm thì xác xuất gây ra những vấn đề khác sẽ càng thấp. Vì thế chú ý nắm được nguyên nhân để tìm cách xử lý phù hợp.

Thay đổi thời tiết

Với điều này thì dễ hiểu khi chúng ta cảm thấy khó chịu vì thời tiết thay đổi đột ngột dẫn tới cơ thể gà không thích nghi kịp. Chính vì lẽ đó mà chúng bỏ ăn không rõ nguyên nhân. Con người đôi khi cũng thế khi thay đổi thời tiết là bắt đầu mệt mỏi, cơ bắp đau nhức, xương cốt rã rời là như vậy. Với nguyên nhân này thì khá yên tâm không gây ảnh hưởng quá nhiều tới gà.

Gà bỏ ăn ủ rũ nguyên nhân do đâu?
Gà bỏ ăn ủ rũ nguyên nhân do đâu?

Gà bị ăn không tiêu

Khi gà bỏ ăn thì hãy nghĩ tới việc gà ăn không tiêu nhé. Khi không tiêu hóa được thức ăn thì diều chương to lên và gây ra sự khó chịu cho gà. Bệnh này có thể do thức ăn quá khó tiêu hóa hoặc gà đang gặp trục trặc trong các bộ phận này. Đây cũng là căn bệnh khá thường gặp của những người nuôi gà đặc biệt là gà chọi.

Gà bị đau mỏ

Gà không chịu ăn thì cũng có thể nguyên nhân do đau mỏ. Khi mỏ bị đau thì cũng rất hạn chế việc ăn uống. Không khác gì con người đau răng là bao. Đau mỏ có thể do đá đấm hoặc đơn giản bị gãy mỏ, đang thay mỏ.

Gà bị nấm họng

Một trường hợp khác bệnh liên quan tới họng mồm gà đó là bị nấm họng. Những nấm chi chít từ khoang miệng xuống tận cổ họng và bộ phận tiêu hóa của gà. Khi đó họng quá đau dẫn tới tình trạng gà chán ăn bỏ ăn.

Gà bị bỏ ăn do nấm học hoặc đau mỏ.
Gà bị bỏ ăn do nấm học hoặc đau mỏ.

Gà bị tiêu chảy

Tình trạng đi kèm của gà bỏ ăn là uống nhiều nước. Cùng với đó là đi ngoài toàn nước không thôi do gà bị viêm ruột tiêu chảy, bệnh đường ruột. Căn bệnh này cũng thực sự thường gặp của những người nuôi gà.

Gà bị bệnh nguy hiểm

Bao gồm các bệnh có khả năng lây lan nhanh như gà bị tụ huyết trùng, gà rù, newcastle… Những bệnh này có tỉ lệ tử vong rất cao và nhanh. Vì thế mà nếu không nhanh chóng xử lý và cách ly thì hậu quả khá lớn. Có thể làm lây lan dịch bệnh ra cả đàn gà và chết cực nhanh. Những bệnh này tỉ lệ chết có thể lên tới 90%.

Gà bỏ ăn sau đó chết đột ngột có thể do tụ huyết trùng, gà rù, newcastle
Gà bỏ ăn sau đó chết đột ngột có thể do tụ huyết trùng, gà rù, newcastle

Còn vô số những nguyên nhân khác nhau nữa dẫn tới tình trạng gà bỏ ăn. Vì thế chúng ta cần phải chú ý theo dõi kết hợp với các triệu chứng khác để xác định rõ lý do của chúng là gì. Từ đó có các phương án xử lý chữa trị hợp lý.

Cách trị gà bỏ ăn như thế nào?

Như đã nói ở trên thì tùy từng nguyên nhân mà có cách xử lý khà không chịu ăn. Từ đó có những cách chữa hợp thuốc hợp bệnh. Không nên cho ăn cho uống linh tinh sẽ rất khó biết được loại nào thực sự đang hiệu quả.

Cách ly gà bỏ ăn

Khi gà không ăn thì tốt nhất là chúng ta nên cách ly ngay lập tức. Việc này sẽ giúp bệnh của gà đỡ bị lây nhiễm sang cá thể gà khác. Nếu chỉ là bỏ ăn vì thời tiết thì không sao. Nhưng nếu bỏ ăn vì các bệnh liên quan tới tiêu hóa như tụ huyết trùng, gà rù thì tỉ lệ chết cực cao chỉ trong vài ngày. Vì thế với những ai nuôi gà thịt thì cần chú ý tới từng hành động, ăn uống gà của mình.

Thay đổi loại thức ăn

Khi thức ăn quá chán thì chúng sẽ bỏ ăn hoặc ăn ít. Việc này sảy ra khi lượng thức ăn cho ăn là quá giống nhau. Dẫn tới việc chúng bỏ ăn là hết sức bình thường. Chúng ta tìm hiểu xem loại thức ăn hiện tại có hợp với gà hay không? Thử thay đổi các loại thức ăn khác nhau sao cho hiệu quả nhất và phù hợp nhất. Nên chú ý đổi từ từ để kiểm tra độ hứng thú của gà. Không nên thay đổi đột ngột sẽ khiến gà khó thích nghi.

Đa dạng các nguồn thức ăn dành cho gà chọi.
Đa dạng các nguồn thức ăn dành cho gà chọi.

Xác đinh nguyên nhân gây bệnh

Kiểm tra xem các nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng gà bỏ ăn là gì. Từ đó mà việc tìm thuốc, cách chữa gà không chịu ăn trở nên dễ hơn.

  • Kiểm tra xem gà có ăn không tiêu không? Sờ diều và xem lượng thức ăn còn xót lại như thế nào?
  • Kiểm tra xem mỏ, mồm gà có bị đau hay không? Vạch trực tiếp mồm xem lưỡi khoang miệng xem có bị nấm họng hay không?
  • Kiểm tra xem phân của gà như thế nào? Có xanh đỏ hay bị đi ngoài ra nhiều nước hay không?
  • Kiểm tra các bộ phận khác, tình trạng gà tỉnh táo hay ủ rũ hay liệt chân hay xệ cánh? Gà có bị liệt, thần kinh, điên loạn không?
  • ….

Chữa gà bỏ ăn theo từng nguyên nhân

Khi đã có nguyên nhân thì cách chữa cũng từ đó mà trở nên đơn giản hơn. Áp dụng những cách bên dưới với gà bỏ ăn nhé anh em.

  • Thay đổi thức ăn mới lạ hơn cho gà. Có thể là các loại thức ăn mềm sẽ hiệu quả hơn thay vì các thức ăn cứng đã nhàm chán.
  • Nếu mỏ bị đau, nấm hóng thì có thể trực tiếp nhét cơm cho chúng. Nắm cơm thành từng miếng nhỏ nhét trực tiếp vào miệng gà.
  • Nếu gà ăn không tiêu thì cho ăn tỏi hoặc men tiêu hóa. Kích thích ăn ngon cho gà hiệu quả khi hệ tiêu hóa được đả thông.
  • Nếu gà bỏ ăn đi kèm uống nhiều nước đi ngoài nhiều có thể bị bệnh xuất huyết, tụ huyết trùng. Chi tiết cách xử lý xem tại đây.
  • Với tình trạng gà bị xù lông, ủ rũ do gà rù, tụ huyết trùng thì gần như tỉ lệ bệnh sẽ khỏi là thấp. Tốt nhất cách ly và tiêu hủy ngay khi thấy cá thể nhiễm bệnh.
Bổ xung thêm thức ăn nhiều chất dinh dưỡng cho gà.
Bổ xung thêm thức ăn nhiều chất dinh dưỡng cho gà.

Còn vô số những cách trị gà bỏ ăn khác nữa mà chúng tôi chưa thể liệt kê. Đơn giản tùy từng triệu chứng sẽ có những cách chữa phù hợp nhất. Vì thế hãy comment xuống bên dưới tình trạng bệnh để

Phòng bệnh gà bỏ ăn như thế nào?

Cách tốt nhất để không bị bệnh là phòng bệnh. Thay vì đợi gà không ăn chỉ uống nước rồi mới tìm cách chữa thì tại sao ta không phòng ngay cho nó từ đầu. Dưới đây là những gợi ý của chúng tôi về cách chữa trị và phòng bệnh.

Thay đổi thức ăn

Chúng ta nên tạo sự hứng khởi cho gà bằng việc thay đổi thức ăn. Thay vì cứ ăn 1 loại thức ăn trong nhiều ngày thì việc thay thức ăn cũng giúp cho gà hơn rất nhiều. Từ đó giúp gà mới lạ với các loại thức ăn mới. Phàm ăn hơn và cung cấp thêm nhều chất dinh dưỡng hơn cho chúng. Có thể thay đổi 1 tuần 2-3 bữa mới hoặc 1 tuần/lần nhé.

Vệ sinh sạch sẽ

Tất cả khu vực chuồng trại cũng như máng ăn, máng uống đều cần vệ sinh sạch sẽ. Nhờ đó mà chúng ta hạn chế các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Với máng ăn máng uống sẽ hạn chế các bệnh liên quan tới tiêu hóa như nấm họng, ăn không tiêu. Các mầm bệnh nguy hiểm khác cần vệ sinh, rắc vôi bột và phun khử trùng định kỳ sau mỗi lứa nuôi.

Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ tránh nấm họng gà bỏ ăn.
Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ tránh nấm họng gà bỏ ăn.

Tiêm phòng vắc xin

Tiêm phòng sẽ giúp hạn chế bệnh và tăng khả năng chữa khỏi khi bị bệnh. Đặc biệt các bệnh có khả năng lây lan cao và tỉ lệ tử vong lớn như tụ huyết trùng, gà rù hay newcastle… Với gà không tiêm thì khả năng lây bệnh và chữa khỏi chỉ khoảng vài phần trăm. Thời điểm tiêm phù hợp là khoảng từ 1 ngày cho tới 30 ngày tuổi với các bệnh trên gia cầm, gà vịt nói chung. Sau đó thì tiêm gần như hoặc ít có tác dụng.

Cho ăn hợp lý

Thời điểm cho ăn cũng cần chú ý không phải lúc nào cho ăn cũng được. Càng về tối thì càng nên cho ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa và hạn chế các thức ăn khó tiêu hóa, thức ăn tươi, thức ăn cứng. Tối không nên cho ăn thịt cá, trứng vịt lộn… Thay vào đó là rau xanh, thức ăn nhẹ. Vào buổi sáng trưa chúng ta cho ăn thức ăn tươi sẽ dễ tiêu hóa, dễ thở hơn rất nhiều.

Với chia sẻ của AE888 Official hy vọng rằng khách hàng đã biết cách chữa gà bỏ ăn hiệu quả nhất. Giúp cho chiến kê luôn khỏe mạnh để tham gia các trận chiến sống còn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giúp đỡ nhé.

Leave a Reply